Các thể loại nhạc giúp tập trung làm việc hiệu quả nhất
Nhạc giúp tập trung – Có một bộ môn nghệ thuật, dung chất giọng, âm thanh, để diễn đạt cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người, mà người ta hay gọi là âm nhạc. Hay nói cách khác, âm nhạc là sự sắp xếp có những âm thanh một cách có nghệ thuật, có cao độ, trường độ, tiết tấu theo chủ quan của từng tác giả sáng tác.
Xuất hiện từ thuở sơ khai, sau đó dần hình thành và phát triển, âm nhạc có rất nhiều thể loại. Nhạc thính phòng, là loại hình âm nhạc được biểu diễn trong phạm vi không gian nhỏ. Nhạc giao hưởng, là loại hình âm nhạc khi biểu diễn gồm các thành phần cấu trúc lớn nhỏ, đa dạng nhưng dụng cụ âm nhạc, như: bộ trống, bộ dây, bộ ghõ, bộ kèn. Nhạc Rap và Hiphop, là cách biểu diễn nói hoặc hô vang lời bài hát, một cách có vần điệu, kết hợp với âm thanh, dụng cụ âm nhạc, hoặc với vũ điệu.
Một loại hình âm nhạc khác, bắt nguồn từ Hoa Kỳ của người Châu Phi, Jazz là một loại hình âm nhạc gồm nhiều hỗn hợp nhiều khía cạnh của nhạc dân ca và nhạc hòa tấu nghệ thuật. Âm nhạc Jazz bộc lộ rõ rệt cá tính của người trình diễn. Âm nhạc điện tử, là một loại hình âm nhạc sử dụng nhạc cụ điện tử và công nghệ âm nhạc điện tử trong quá trình sản xuất.
Dù cho là âm nhạc ở thể loại nào, thì chúng ta cùng không thể nào phủ nhận đi giá trị, tác dụng của âm nhạc. Cảm giác đầu tiên khi bạn được lắng nghe một bản nhạc mà bạn yêu thích chắc chắn là sự thoải mái, bình yên, như thể là những căng thẳng, khó chịu đã thi nhau bay đi đâu mất. Âm nhạc có sự kỳ diệu vô cùng, một cách vô hình, âm nhạc giúp chúng ta xóa tan căng thẳng, phiền muộn.
Đồng nghĩa rằng, âm nhạc giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc, vì khi được lắng nghe một bản nhạc mình yêu thích, não giải phóng dopamine, làm tăng cảm xúc hạnh phúc. Làm vơi bớt nỗi đau, thật sự theo nghiên cứu tại trường Đại học Drexel ở Philadelphia, một bài hát yêu thích giống như một liều thuốc giảm đau cho bệnh nhân. Mà còn là một món ăn yêu thích của não bộ, khi ta kết hợp âm nhạc trong giáo dục, giúp tăng khả năng ghi nhớ, giúp cải thiện trí nhớ, giúp tập trung tốt hơn khi làm việc.
Một tổ chức phi lợi nhuận, có tên gọi là Music & Memory, một bài hát yêu thích, sẽ kích thích não của bạn một cách tuyệt vời mà bạn không ngờ được. Hiểu được điều đó, tổ chức phi lợi nhuận Music & Memory, đã giúp nhưng người mắc bệnh sa sút trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, bằng cách, để họ lắng nghe những bản nhạc mà họ yêu thích.
Âm nhạc không chỉ có tác dụng về tinh thần, mà còn là một phương pháp trị liệu. Là một phương tiện có ích cho sức khỏe của tim mạch, khi ta nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ. Âm nhạc sẽ là một dụng cụ vô cùng có lợi nếu bạn biết sử dụng đúng cách.
Tùy theo nhu cầu nghe nhạc, mà chúng ta có những cách nghe nhạc khác nhau, nhu cầu âm nhạc khác nhau. Hôm nay, tôi xin chia sẻ một chút về những bài nhạc giúp bạn tập trung làm việc.
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là sự kết hợp có nghệ thuật của các âm thanh. Mỗi loại âm thanh sẽ có tầng sóng âm khác nhau, kích thích lên não theo những chiều hướng khác nhau, tùy theo tần số và nhịp điệu, ta có những loại sóng não. Tùy theo trạng thái khác nhau của cơ thể, sẽ có những sóng khác nhau. Theo nghiên cứu, hiện tại có 5 loại sóng não phổ biến.
Một là Gamma, có tầng số từ 30 đến 50 Hz. Sóng Gamma có tần số cao nhất trong 4 loại sóng. Sóng Gamma xuất hiện khi con người trải nghiệm cảm xúc gia tăng, xử lý được thông tin ở mức khổng lồ, với tinh thần siêu nhiên. Ở những người thường, họ ít khi được đo thấy sóng Gamma, mà đa phần, nững thiên tài về âm nhạc, hay thi ca, oặc các vị thiền sư, những người có tinh thần siêu việt. Ở những người đó, sóng Gamma phát ra nhiều. Sóng não này giúp não ở trong trạng thái tuyệt vời nhất.
Hai là sóng não Beta, có tần số từ 14 đến 30 Hz, âm thanh ở tầng âm này giúp não ở trong trạng thái tỉnh táo. Beta là loại sóng não đóng vai trò giúp bộ não luôn tập trung cao. Khi não ở trong trạng thái tập trung cao, trong một thời gian lâu dài, liên tục. Não bộ mất đi sự cân bằng, dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, dế dẫn đến stress. Thế nên, ở những người căng thẳng nhiều, stress phát ra sóng Beta nhiều.
Ba là sóng não Alpha, có tần số từ 8 đến 14 Hz, liên quan đến bán cầu não phải, sóng não Alpha được phát ra khi não bộ ở trạng thái thư giãn. Sóng Alpha giúp não bộ hoạt động ở trạng thái lý tưởng nhất, dễ tiếp thu, dễ lĩnh hội nhất, tư duy và học tập tốt. Đây là loại sóng thường đo được ở những người có tính sáng tạo, tinh thần thoải mái, sống tích cực.
Bốn là sóng não Theta, có tần số từ 4 đến 8 Hz, sóng Theta giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ nhẹ và thư giãn.
Năm là sóng não Delta, có tần số từ 0,1 đến 4 Hz, giúp ngủ sâu, và không mơ. So về mặt tần số, sóng Delta, là sóng não có tần số thấp nhất. Để đạt được tần số thấp này, sóng Delta cần có biên độ dao động rất cao, có thể nói là cao nhất. Nhờ tần số thấp, nên sóng Delta xuất hiện khi ở trạng thái ngủ say, giấc ngủ sâu, giúp não bộ và cơ thể điều trị, cài đặt lại đồng hồ sinh học. Chính vì vậy, sóng Delta được sử dụng để giúp những người bị mất ngủ lâu năm, giúp họ ngủ sâu, không mộng mị.
Những sóng não này, được sử dụng một cách riêng lẻ, hay ta có thể gọi là nhạc không lời, chỉ có âm thanh. Một trong những thể loại nhạc không lời, của sóng não, được mọi người sử dụng rộng rãi, giúp tập trung hiệu quả, tăng trí nhớ, giúp sáng tạo, được gọi là nhạc Baroque thuộc sóng não Alpha.
Nhịp điệu của nhạc Baroque rất đều đặn 60 nhịp một phút. Khi chúng ta nghe loại nhạc này, nhịp tim, sóng não và huyết áp đều được thư giãn theo nhạc. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tim sẽ đập chậm lại, huyết áp giảm, sóng não beta cũng giảm 6%. Trong khi đó sóng não alpha- sóng não thích hợp cho việc tập trung và ghi nhớ lại tăng 6%.
Chúng ta có thể tìm những thể loại nhạc Baroque để nghe, của những nhạc sĩ nổi tiếng.
Johann Sebastian Bach là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ organ, vĩ cầm, đại hồ cầm, và đàn harpsichord người Đức thuộc thời kỳ Baroque. Ông sở hữu rất nhiều sáng tác đến nay vẫn còn được nhiều người ưa thích như Brandeburg Concerto for Oboe in D Minor op-9, Concerto in D Minor, Fantasy in G Major, Fantasy in C Minor and Trio in D Minor, Prelude in G Major, Canonic Variations and Toccata
ViValDi: Antonio Lucio Vivaldi là một nhà soạn nhạc người Ý thời kỳ Baroque, nghệ sĩ vĩ cầm bậc thầy, giảng viên âm nhạc đồng thời ông cũng là một linh mục. Một số bài nhạc Four Seasons, Spring, Largo, Concerto in C Major for Piccolo, Flute Concerto no. 3 in D Major, Five Concertos for Flute and Chamber Oschestra
PaChelbel: Johann Pachelbel vừa là nhà soạn nhạc, kiêm nghệ sĩ đàn organ thời ỹ baroque và cũng là 1 người giáo viên. Ông là người nước Đức đã đưa nền âm nhạc organ truyền thống miền nam nước Đức lên thời đỉnh cao
Mozart: Wolfgang Amadeus Mozart là nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo. Ông có tầm ảnh hưởng nhất trong dòng nhạc cổ điển châu Âu. Concerto no. 21 in C Major, K.467, Clarinet Concerto in A Major, Symphony in D Major (Haffner), Symphony in D Major (Prague), Concerto for Violin and Orchestra in A Major no.5, Symphony in A Major no. 29
Concerto for Violin and Orchestra, Concerto no. 7 in D Major, Symphony in G Minor no. 40
Beethoven: Ludwig van Beethoven. Beethoven có xuất thân là người nước Đức, ông là một thiên tài âm nhạc từ bé, ông đã có tác phẩm đầu tiên vào năm 12 tuổi. Những tác phẩm của Beethoven, có một sức ảnh hưởng rất lớn, được coi là sáng tạo của thời đại. Vì tác phẩm của ông là tiên phong của âm nhạc giao hưởng khi kết hợp kèn gỗ (bassoon) và kèn đồng ( trombone). Một số tác phẩm nổi tiếng của ông Concerto for Violin and, Orchestra in D Major, op. 61, Piano Concerto no. 5 in E-flat, Symphony no. 6 (Pastorale)
Massenet: Jules Émile Frédéric Massenet là nhà soạn nhạc người Pháp, nổi tiếng với những vở Opera do chính ông sáng tác như Manon, Werther và Thais. Ông cũng là một nhà soạn nhạc nổi tiếng với nhiều tác phẩm nhạc Ba Roc đáng giá.
Nghe nhạc Baroque như thế nào để mang lại hiệu quả? Đây là vài gợi ý căn bản về sử dụng hiệu quả âm nhạc.
Không nghe bản nhạc này trước khi lái xe 30 phút và tuyệt đối KHÔNG nghe khi đang di chuyển
Bản nhạc này lúc đầu sẽ khá là khó nghe… nhưng cứ làm bạn nhé
Mặc dù, chúng ta biết rằng âm nhạc có khả năng giúp chúng ta tập trung tốt hơn. Nhưng, không phải cứ nghe nhạc là sẽ tập trung ngay, Âm nhạc chỉ là phần nền, là công cụ được sử dụng, hỗ trợ thêm, giúp bộ não làm việc, một cách đồng đều, cả bán cầu não phải và bán cầu não trái. Sẽ mất đi tác dụng của âm nhạc, nếu chúng ta quá kỳ vọng vào. Khi đặt sự kỳ vọng cao, ta mong cầu nhiều, ta cố gắng nhiều, vô tình tạo ra sự căng thẳng, khiến ta dễ rơi vào stress. Nên khi nghe nhạc, ta hãy để bản thân ở trạng thái thoải mái nhất, để làm việc, tập trung vào công việc.
Chú ý khi lựa chọn nhạc, tùy theo cảm nhận của mõi người, ta lựa chọn nhạc có cường độ, nhịp điệu, tiết tấu có nhịp dao động từ 8- 13 Hz, tương tự như tần số của sóng não alpha, thay vì là những bản nhạc quá nhanh, quá chậm, làm phát sinh ra những sóng não khác, dễ làm ta bị rơi vào trạng thái khác, mất đi sự tập trung ngay ban đầu.
Để có thể, rèn luyện được sự tập trung khi làm việc, đó không phải là chuyện một sớm, một chiều mà có thể đạt ngay, đó là cả một quá trình luyện tập, chúng ta cần kiên nhẫn, thất bại và tiếp tục làm lại. Hãy làm việc với lòng đam mê, sự nhiệt huyết. Chỉ khi ấy, bạn sẽ sẵn sàng, dồn hết tất cả tâm, lực vào, để đạt được sự tập trung tốt nhất cho công việc.